Trích: Bạn mới bắt đầu tham gia giao dịch? Vậy thì việc hiểu được những điều cơ bản của phân tích kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Trade4you đã dành riêng cho bạn một khóa học phân tích kỹ thuật đơn giản để bắt đầu.
Phân tích kỹ thuật hiện nay là phương pháp phổ biến nhất để phân tích thị trường chứng khoán và Forex. Nó được sử dụng bởi hàng triệu nhà giao dịch và đầu tư trên khắp thế giới để dự đoán giá của các loại cổ phiếu, tiền tệ, hợp đồng tương lai, quyền chọn, v.v.
Mỗi ngày, các loại chỉ báo, kỹ thuật và lý thuyết được xây dựng dựa trên phân tích kỹ thuật. Một số đã tạo ra những đột phá lớn và được ghi nhận trong lịch sử trong khi một số khác là các phiên bản được hiện đại hóa từ những phát hiện cũ. Trong khóa học phân tích kỹ thuật Forex hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về những nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật Forex và tại sao nó lại phổ biến đến vậy trong giao dịch Forex.
Phân tích kỹ thuật Forex là gì?
Trong phân tích kỹ thuật, một loạt các công cụ và phương pháp được sử dụng, nhưng tất cả đều được dựa trên một giả thuyết chung: bằng việc phân tích dòng thời gian và xác định các xu hướng, việc dự đoán diễn biến giá trong tương lai là khả thi. Phân tích được dựa trên chuỗi thời gian tương ứng với giá, thường là các đồ thị trên các khung thời gian khác nhau.
Những đồ thị phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà giao dịch Forex là những đồ thị dạng nến. Trên đây là một ví dụ một đồ thị giao dịch tỉ giá đồng Bảng Anh trên đồng Đô la Mỹ. Đồ thị này được chụp lại trong phần mềm giao dịch MetaTrader4, phần mềm được các nhà giao dịch Forex sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Để biết thêm thông tin về MetaTrader4, xin hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về ‘Phần mềm phân tích kỹ thuật Forex phổ biến nhất’ (Bổ sung hyperlink tới bài viết này của Trade4you).
Lịch sử của phân tích kỹ thuật Forex và những điều cơ bản
Cha đẻ của phân tích kỹ thuật hiện đại là nhà phân tích Charles Dow, người vào đầu thế kỷ 20 đã công thức hóa các nguyên tắc cơ bản và các tiên đề của phân tích kỹ thuật. Các nguyên tắc và lý thuyết này vẫn còn có thể áp dụng ngày nay.
1. Giá cả thị trường phản ánh mọi thứ
-
Điều này có nghĩa là tất cả các sự kiện diễn ra trong nền kinh tế, chính trị và liên quan đến thị trường, đều có ảnh hưởng và được phản ánh bằng giá cổ phiếu.
2. Chuyển động của giá cả là có định hướng và giá di chuyển theo xu hướng
-
Tiên đề này làm nền tảng cho cả bộ môn phân tích kỹ thuật: giá cả không dao động hỗn loạn mà luôn tồn tại theo xu hướng tăng hoặc giảm. Các công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau sẽ phục vụ cho việc xác định xu hướng là tăng hay giảm.
-
Giá của cổ phiếu thường di chuyển theo xu hướng có thể quan sát thấy và có khuynh hướng duy trì xu hướng.
-
Xu hướng được coi là còn tồn tại cho đến khi đường xu hướng bị phá vỡ.
-
Sau khi một xu hướng hình thành, giá trong tương lai có khuynh hướng di chuyển theo xu hướng hơn là ngược lại xu hướng.
-
Giao dịch cùng chiều với xu hướng
3. Lịch sử của thị trường luôn tự lặp lại
-
Tiên đề này dựa trên bản chất tâm lý của con người; nó chỉ ra rằng: Nếu trong quá khứ, trong một số tình huống ban đầu, lịch sử đã diễn biến theo một hướng nhất định, thì trong tương lai, với cùng các tình huống đó, nó cũng sẽ diễn ra theo hướng tương tự.
-
Rất nhiều mô hình đồ thị trong phân tích kỹ thuật vẫn được cho là có thể áp dụng, kể cả chúng đã được sử dụng tới 100 năm vì chúng minh họa các khuôn mẫu thường xuyên lặp lại trong hành động giá.
Phân tích kỹ thuật và Phân tích cơ bản: Khác biệt ở đâu?
Phân tích kỹ thuật giúp dự đoán chiều hướng giá của một loại tài sản dựa trên các mô hình đã được nhận diện trong hành động giá của tài sản đó ở quá khứ. Phân tích kỹ thuật chỉ tập trung vào diễn biến giá trên thị trường, mà ko nhằm vào “giá trị” của một công ty. Một nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các điều kiện tốt nhất để mở một vị thế hoặc mua, hoặc bán cổ phiếu trên thị trường.
Trong khi đó, phân tích cơ bản đề cập đến việc phân tích các đặc điểm của một công ty để ước tính giá trị của công ty đó. Nó được sử dụng để nghiên cứu tình hình tài chính, kinh tế của các ngành công nghiệp, các công ty và sự thu hút đầu tư. Các công ty hấp dẫn khi cổ phiếu của chúng ổn định trong dài hạn, và bản thân chúng có tiềm năng phát triển. Các nhà phân tích thị trường chuộng phân tích cơ bản chính là những người luôn theo dõi các báo cáo kinh tế và các báo cáo năm.
Phân tích cơ bản giúp bạn hiểu được cổ phiếu của một công ty đang bị giá thấp hay cao ở thời điểm hiện tại, còn phân tích kỹ thuật cho phép ta xác định thời điểm tốt nhất để tiến hành giao dịch. Phân tích cơ bản thường được sử dụng cho đầu tư dài hạn, trong khi đó phân tích kỹ thuật thường được dùng cho các hoạt động đầu cơ ngắn hạn trên thị trường.
-
Types of analysis: Loại phân tích
-
Technical analysis: Phân tích kỹ thuật
-
Looks purely at price actions and ignores the noise created by news and economic data: Tập trung vào hành động giá và bỏ qua các nhiễu loạn gây ra bởi tin tức & dữ liệu kinh tế
-
Fundamental analysis: Phân tích cơ bản
-
Takes a more rigorous assessment of the core fundamentals of a currency that may drive demand: Đánh giá chặt chẽ những yếu tố cốt lõi có thể đem đến nhu cầu về một đồng tiền
-
Combination of technical and fundamental analysis: Kết hợp cả phân tích kỹ thuật và cơ bản
-
Considers both technical and fundamental aspects when assessing trading opportunities for a much more balanced view: Xem xét cả khía cạnh kỹ thuật lẫn cơ bản khi đánh giá các cơ hội giao dịch để có được góc nhìn cân bằng hơn
Các công cụ phân tích kỹ thuật Forex
Trong phân tích kỹ thuật, các công cụ bổ sung sau đây sẽ được sử dụng:
-
các chỉ báo - một chuỗi trung bình của tham số giá mà dựa trên đó chúng ta có thể giả định xu hướng giá trong tương lai. Mục đích của việc sử dụng chỉ báo là để xác định các cơ hội giao dịch.
-
các bộ dao động, thứ mà được sử dụng như một quy luật khi giá di chuyển trong một “hành lang thị trường” tương đối hẹp. Công cụ này thường được sử dụng cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để đưa ra quyết định giao dịch, đặc biệt là khi việc xác định một xu hướng rõ ràng cho giá cổ phiếu của một công ty trở nên khó khăn hơn.
Các chỉ báo và bộ dao động được biết đến và sử dụng nhiều nhất là RSI, MACD, Momentum, Stochastics, ADX.
Tại sao phân tích kỹ thuật forex lại phổ biến đến vậy?
Nếu nhìn vào thống kê, bạn có thể thấy rằng 90% các nhà giao dịch khi bắt đầu làm quen với giao dịch chứng khoán đều dựa trên phân tích kỹ thuật. Trên thực tế, các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường kết hợp cả phân tích cơ bản và kỹ thuật. Cả hai phương pháp đều bổ trợ tốt cho nhau; kết hợp đồng thời cả hai sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về thị trường và tính toán chính xác nhất hướng đi của giá trong tương lai.