Trích: Bạn mới bắt đầu giao dịch Forex và không biết phân tích cơ bản là gì? Hãy cùng Trade4you tìm hiểu các khái niệm về phân tích cơ bản trong tài chính nhé!
Cụm từ phân tích cơ bản trong tài chính là gì? Đó là việc phân tích hoặc đánh giá các báo cáo tài chính kinh doanh, sức khỏe doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh và thị trường. Khi được ứng dụng trong thị trường ngoại hối (Forex), phân tích cơ bản sẽ bao gồm nghiên cứu tình trạng tổng thể của nền kinh tế và những yếu tố như lãi suất, sản xuất, thu nhập, việc làm, GDP, chế tạo và quản lý.
Khi sử dụng phân tích cơ bản để phân tích cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hoặc tiền tệ, có 2 phương pháp cơ bản mà bạn có thể sử dụng: phân tích từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Thuật ngữ này phân biệt loại hình phân tích này với các hình thức phân tích đầu tư khác, chẳng hạn như phân tích định lượng hay phân tích kỹ thuật.
Phân tích cơ bản trong tài chính được thực hiện với các dữ liệu lịch sử và hiện tại, và mục đích của nó là để đưa ra các dự báo tài chính. Ngoài ra, còn có 4 lý do khác để tiến hành phân tích cơ bản như sau:
-
Định giá cổ phiếu của một công ty và dự đoán mức giá có thể
-
Dự đoán hoạt động kinh doanh của công ty
-
Xác định khả năng quản lý của công ty và đưa ra các quyết định nội bộ
-
Tính toán rủi ro tín dụn.
Tất cả các yếu tố trên giúp xác định giá trị số học nội tại của một cổ phiếu, từ đó đưa ra so sánh với mức giá hiện tại để xác định xem liệu cổ phiếu đang bị định giá cao hay thấp.
Các mục tiêu của phân tích cơ bản
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, mục đích của việc phân tích là để biết nên mua loại cổ phiếu nào và mua ở giá bao nhiêu. Tuy nhiên, có tới 2 phương pháp cơ bản làm được điều này, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Hai phương pháp này thường bị nhầm lẫn là đối lập với nhau.
Phân tích cơ bản cho rằng thị trường có thể phản ánh sai giá của một cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng mức giá “chính xác” cuối cùng sẽ được thể hiện. Lợi nhuận có thể kiếm được bằng việc giao dịch cổ phiếu bị định giá sai và đợi cho đến khi thị trường nhận ra “lỗi sai” của nó và định lại giá cổ phiếu đó.
Phân tích kỹ thuật lại cho rằng tất cả thông tin đều đã được phản ánh trong giá cổ phiếu. Xu hướng “là bạn của bạn”, và thay đổi tâm lý thị trường sẽ dẫn đến những sự thay đổi xu hướng. Các phản ứng do cảm xúc của nhà đầu tư sẽ tạo nên các mô hình giá trên đồ thị. Phân tích kỹ thuật không quan tâm đến ‘giá trị’ của một cổ phiếu. Dự đoán giá của nó chỉ là ngoại suy từ các mô hình có sẵn trong lịch sử.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng một hoặc cả hai phương pháp để lựa chọn cổ phiếu. Phân tích cơ bản và kỹ thuật luôn cạnh tranh với nhau và nhà đầu tư cần có sự lựa chọn giữa chúng. Trên thực tế, nếu được sử dụng hợp lý, cả 2 đều sẽ là những công cụ hữu dụng để các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội.
Ví dụ, nhiều nhà giao dịch cơ bản sử dụng phân tích kỹ thuật để quyết định các điểm vào và thoát lệnh. Mặt khác, các nhà giao dịch kỹ thuật sử dụng phân tích cơ bản để lọc ra những công ty ‘tốt’.
Việc lựa chọn phương pháp phân tích cổ phiếu sẽ được quyết định dựa theo niềm tin của nhà đầu tư trong việc ‘thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào’. Phân tích cơ bản bao gồm:
-
Phân tích kinh tế
-
Phân tích ngành công nghiệp
-
Phân tích công ty
Ba thành tố phân tích cơ bản nêu trên sẽ giúp xác định giá trị nội tại, hay nói cách khác là giá trị đích thực của cổ phiếu. Nếu giá trị thực cao hơn giá thị trường, thì bạn nên mua cổ phiếu. Nếu giá trị thực bằng giá thị trường, bạn hãy giữ cổ phiếu (nếu có), còn nếu giá trị thực thấp hơn giá thị trường, hãy bán cổ phiếu.